Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, thẻ tín dụng đang ngày càng trở thành phương tiện thanh toán phổ biến nhờ sự tiện lợi và tính an toàn cao hơn so với tiền mặt. Người dùng có thể chủ động kiểm soát và bảo vệ tài sản thông qua các thao tác đơn giản như khóa thẻ tín dụng khẩn cấp trên ứng dụng, liên hệ tổng đài hỗ trợ khi phát hiện mất thẻ tín dụng hoặc giao dịch bất thường.
Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích vượt trội, rủi ro vẫn tiềm ẩn nếu người dùng mất cảnh giác. Các hình thức gian lận ngày càng tinh vi, đòi hỏi sự chủ động bảo vệ và thận trọng cao hơn từ chính người sử dụng.
1/ Rủi ro khi không bảo mật thẻ tín dụng
- Mất tiền không rõ nguyên nhân
Chỉ với một sơ suất trong việc bảo mật thông tin thẻ tín dụng như làm lộ số thẻ, mã CVV hoặc mã OTP, người dùng có thể đối mặt với nguy cơ bị kẻ gian lợi dụng để thực hiện giao dịch trái phép. Trên thực tế, nhiều trường hợp ghi nhận chủ thẻ tín dụng phát hiện tài khoản bị trừ hàng triệu đồng cho các giao dịch tại địa điểm mà họ chưa từng đến. Việc rò rỉ thông tin thẻ tín dụng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về tài chính nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
=> Xem thêm chuỗi bài viết “Bí quyết vàng khi mua sắm online” tại đây:
+ Phần 1 “Cảnh giác với website giả mạo”: https://bit.ly/biquyetmuasamonlinep1
+ Phần 2 “Bảo vệ thông tin thẻ tín dụng”: https://bit.ly/biquyetmuasamonlinep2
+ Phần 3 “Rủi ro khi không bảo vệ mã bảo mật (Mã OTP): https://bit.ly/biquyetmuasamonlinep3
- Ảnh hưởng đến điểm tín dụng
Điểm tín dụng là chỉ số phản ánh mức độ uy tín tài chính cá nhân, thường được các tổ chức tín dụng sử dụng để đánh giá khả năng vay và trả nợ của khách hàng. Trong trường hợp thẻ tín dụng bị lợi dụng để chi tiêu trái phép và phát sinh dư nợ không được xử lý đúng hạn, điểm tín dụng của chủ thẻ có thể bị suy giảm đáng kể. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính trong tương lai, bao gồm việc vay vốn, mở thẻ tín dụng hoặc mua hàng trả góp tại các tổ chức tín dụng chính thống.
=> Xem thêm chuỗi bài viết “Hướng dẫn đọc báo cáo CIC” tại đây:
+ Phần 1 “Thông tin định danh và thông tin quan hệ tín dụng”: https://bit.ly/huongdandoccicp1
+ Phần 2 “Thông tin điểm tín dụng và xếp hạng”: https://bit.ly/thongtindiemtindungvaxephang
- Phát sinh thủ tục pháp lý phức tạp
Khi phát sinh hành vi gian lận liên quan đến thẻ tín dụng, chủ thẻ tín dụng có thể phải phối hợp làm việc với ngân hàng, cơ quan chức năng và trong một số trường hợp, tham gia các quy trình tố tụng để bảo vệ quyền lợi. Quá trình xử lý có thể kéo dài, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, đồng thời gây ảnh hưởng đáng kể đến công việc và sinh hoạt cá nhân của người bị hại.
2/ Khuyến nghị cách bảo vệ thẻ tín dụng
Với FE CREDIT – Công ty tài chính tiêu dùng hàng đầu Việt Nam, luôn chú trọng đầu tư vào công nghệ bảo mật hiện đại, nhằm bảo vệ tối đa thông tin và tài sản của Quý Khách hàng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn toàn diện, người dùng cũng cần chủ động bảo vệ dữ liệu cá nhân và thông tin thẻ tín dụng của mình thông qua việc nâng cao nhận thức và liên tục cập nhật các kiến thức phòng tránh rủi ro. Đây chính là bước quan trọng để Quý Khách hàng có thêm “lá chắn an toàn” cho chính mình trong môi trường số ngày nay.
Theo đó, để tránh rủi ro mất tiền, FE CREDIT khuyến nghị Quý Khách hàng bảo mật thẻ tín dụng bằng một số biện pháp sau:

Khi phát hiện thẻ tín dụng FE CREDIT bị mất hoặc nghi ngờ thông tin thẻ bị lộ, Quý Khách hàng cần ngay lập tức thực hiện khóa thẻ để đảm bảo an toàn tài khoản. Việc khóa thẻ có thể thực hiện nhanh chóng thông qua ứng dụng FE ONLINE 2.0 (xem hướng dẫn chi tiết tại: https://bit.ly/cachkhoathekhancap) hoặc bằng cách liên hệ tổng đài 1900 6939 để được hỗ trợ kịp thời.
Ngoài ra, trong các trường hợp cần hỗ trợ liên quan thẻ tín dụng, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ Trung tâm Dịch vụ Khách hàng của FE CREDIT qua các kênh chính thức để được tư vấn kịp thời.
KÊNH LIÊN HỆ CỦA TRUNG TÂM DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG