FE CREDIT khẳng định tính minh bạch trong hoạt động không chỉ đối với nhà đầu tư mà còn với chính khách hàng của công ty.
Tọa đàm tài chính tiêu dùng an toàn cho các nhà đầu tư và người tiêu dùng
Bên cạnh đó, chiến lược phát triển của công ty đã được chứng minh khi FE CREDIT chiếm lĩnh thành công hơn một nửa thị trường tài chính tiêu dùng.
Ông Nguyễn Thành Phúc, Giám đốc Trung tâm Nguồn vốn kiêm Giám đốc Trung tâm huy động vốn FE CREDIT phát biểu tại “Tọa đàm tài chính tiêu dùng an toàn cho các nhà đầu tư và người tiêu dùng” diễn ra sáng 22.5, việc đặt trọng tâm nguồn vốn kinh doanh vào các tổ chức kinh tế trong nước là một việc làm khó khăn, đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian, con người, sản phẩm.
Đặc biệt, việc huy động nguồn vốn trong nước cần đảm bảo các yếu tố về tính minh bạch trong hoạt động, tuân thủ các tiêu chí an toàn để có thể tạo dựng được niềm tin đối với các tổ chức kinh tế vốn là khách hàng trung thành của các ngân hàng trong một thời gian dài.
Bên cạnh đó, để tận dụng lợi thế từ các tổ chức nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh, kinh nghiệm quản trị nguồn vốn hiệu quả, từ năm 2016 đến nay, FE CREDIT đã vay và được giải ngân khoảng 350 triệu USD từ các tổ chức tài chính uy tín nước ngoài như Credit Suisse, Deutsche Bank, Lion Asia và khoảng 15 ngân hàng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Cũng theo ông Phúc, chiến lược đặt trọng tâm vào nguồn vốn trong nước là một sự khác biệt đầy mạo hiểm của FE CREDIT so với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, những kết quả bước đầu cho đến thời điểm này đã chứng tỏ sự lựa chọn của FE CREDIT là hoàn toàn đúng đắn khi vươn lên top dẫn đầu thị trường cho vay tiêu dùng từ năm 2015 đến nay với dư nợ cho vay tại thời điểm cuối năm 2017 lên tới gần 45.000 tỉ đồng, chiếm 53% thị phần cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính (CTTC).
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Thành Phúc cũng lý giải các nguyên nhân vì sao lãi suất cho vay tiêu dùng tại các CTTC lại cao hơn ngân hàng. Trên thực tế, lãi suất vay của khách hàng gồm 3 phần: chi phí vốn của CTTC, chi phí vận hành CTTC, chi phí quản lý rủi ro. Về chi phí vốn, CTTC không được vay của cá nhân, phải vay của doanh nghiệp, tổ chức khác, ngân hàng… nên lãi suất phải trả cao hơn nhiều giá mà ngân hàng đang trả lãi suất cho người gửi tiền. Bên cạnh đó, chi phí vận hành cao do các khoản vay tiêu dùng giá trị nhỏ lẻ, thời hạn ngắn. Đối tượng vay thường là người thu nhập thấp, ý thức kỷ luật tài chính thấp nên rủi ro cao hơn. Đó là những lý do khiến CTTC thường tính lãi suất cao.
Ông Nguyễn Thành Phúc, Giám đốc Trung tâm nguồn vốn kiêm Giám đốc Trung tâm huy động vốn FE CREDIT
Ông Phúc cũng khẳng định không có chuyện “bẫy lãi suất” đối với khách hàng vì mọi thông tin về lãi suất, hợp đồng đều được công khai. Lãi suất được tính theo năm để khách hàng dễ dàng so sánh, tính toán.
Ngoài ra, theo một chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho biết, lãi suất của các CTTC cho vay tiêu dùng hiện khoảng 20-50%/năm tùy thuộc vào khoản vay, thời hạn, rủi ro. “Lãi suất như vậy khá cao nhưng so với quốc tế thì tôi cho đây là mức trung bình. Cụ thể, lãi suất cho vay tiêu dùng tại Trung Quốc từ 15-40%; Brazil 30-70%; Ấn Độ khoảng 20-50%…”.
Hiện tại, FE CREDIT phối hợp với hơn 7.000 đối tác tại gần 11.000 điểm bán hàng trên toàn quốc, giúp gần 7 triệu khách hàng giải quyết được khó khăn về tài chính và nâng cao chất lượng cuộc sống. Cùng với đó, FE CREDIT cũng giúp giải quyết công việc, đảm bảo đời sống cho hơn 15.000 nhân viên cùng nhiều nhân sự có liên quan đến hoạt động của công ty.
Tại buổi tọa đàm, các vấn đề chính của thị trường tài chính tiêu dùng, bao gồm thực trạng, tiềm năng và vai trò của tài chính tiêu dùng với sự phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam đã được các chuyên gia phân tích chi tiết. Đồng thời, các chuyên gia cũng khuyến nghị nhiều giải pháp toàn diện cần thực hiện để thị trường tín dụng tiêu dùng phát triển bền vững, đảm bảo an toàn cho cả nhà đầu tư và người tiêu dùng.