Sức khỏe có mối liên hệ mật thiết với sự phát triển cá nhân, cũng như của toàn xã hội. Tuy nhiên ở Việt Nam, việc nhìn nhận sức khỏe như một điều kiện cơ bản để đảm bảo chất lượng cuộc sống vẫn còn chưa phổ biến. Vậy phải làm sao để người dân chịu đầu tư cho sức khỏe khi Việt Nam đang đứng thứ 31 trong tổng số 105 nước nghèo trên thế giới?
Sống khỏe ngày càng khó
Theo nghiên cứu của Hội Tim mạch Việt Nam, hiện có 25% dân số mắc bệnh về tim mạch và tăng huyết áp. Đặc biệt, trong những năm gần đây, bệnh lý tăng huyết áp đang được trẻ hóa với rất nhiều đối tượng đang còn trong độ tuổi lao động. Tỉ lệ tăng huyết áp ở người từ 25 tuổi trở lên tại Việt Nam đã là 47%.
Tình hình ở những bệnh lý khác cũng nhức nhối không kém. Chỉ tính riêng bệnh ung thư, số liệu thống kê cho thấy hiện mỗi năm ở Việt Nam có gần 165.000 ca mắc mới và 115.000 ca tử vong do ung thư.
Bảng so sánh tình hình Ung thư ở Việt Nam so với một số quốc gia (2018)
Nguồn: IMF, WHO, One Road Research tổng hợp.
Số ca mắc mới và số ca tử vong tính trên 100.000 dân.
Nhìn vào tỉ lệ tử vong/mắc mới so với thu nhập bình quân, có thể thấy, chất lượng sức khỏe người Việt Nam đang “có vấn đề”.
Môi trường ô nhiễm, thực phẩm bẩn, thường xuyên phải làm việc căng thẳng và đặc biệt là chất lượng sống thấp, chỉ vào viện trong tình trạng bệnh đã trở nặng là những nguyên nhân hàng đầu khiến cho người Việt ngày càng yếu hơn, và từ đó, đã khổ lại còn cực hơn.
Người nghèo không dám ốm
Gánh nặng mưu sinh khiến cho những người dân lao động ít có thói quen khám chữa bệnh, thậm chí sợ phải đi khám, sợ phát hiện ra mình có bệnh mà không đủ tài chính để chữa trị. Chưa kể đi khám phải mất cả buổi chờ đợi, tiền thuốc men viện phí cũng là nỗi ám ảnh với những người có hoàn cảnh khó khăn.
Ngay cả với một bộ phận không nhỏ người lao động có mức thu nhập trung bình, có bảo hiểm y tế, thói quen không chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng đã ăn sâu vào tiềm thức, chỉ đến khi không gắng gượng được nữa, phải vào viện thì hầu hết bệnh tình đã ở giai đoạn quá muộn.
Theo khảo sát của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, số lượt phản ảnh không hài lòng về chất lượng tại các bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố trong tháng 5/2019 đã tăng hơn 27% so với tháng 4/2019, trong đó người dân không hài lòng nhất với thủ tục khám và thủ tục khám có BHYT.
Có thể thấy, dù có BHYT hay không thì người dân cũng không được hưởng sự chăm sóc tốt hơn khi thăm khám tại các cơ sở y tế công, vốn thường xuyên trong tình trạng quá tải cả về đội ngũ y bác sĩ lẫn cơ sở vật chất.
Sản phẩm bảo hiểm giá trị cao cho người có thu nhập thấp
Thấu hiểu tâm lý e ngại của người có thu nhập thấp khi hạn chế về điều kiện kinh tế khiến họ phải bấu víu vào “cái phao” duy nhất là Bảo hiểm y tế, Công Ty Tài Chính FE CREDIT triển khai phân phối đa dạng các gói bảo hiểm sức khỏe nhằm giúp người mua có thể tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất với chi phí thấp hơn hẳn.
Khách hàng không cần phải phụ thuộc vào giờ giấc khám bệnh hay những hạn chế trong các cơ sở y tế công, Bảo Hiểm Sức Khỏe tại FE CREDIT cho phép người mua lựa chọn đa dạng các mức phí phù hợp cho cả cá nhân và gia đình. Chỉ với mức phi từ 91.000đ/tháng khi tham gia gói Bảo Hiểm Sức Khỏe Cá Nhân và từ 77.500đ/tháng cho gói Bảo Hiểm Sức Khỏe Gia Đình, khách hàng sẽ nhận mức quyền lợi bảo hiểm lên đến 164.500.000 đồng. Chỉ cần trích ra vài chục ngàn 1 tháng, khách hàng có thể an tâm hơn trong quá trình là việc cũng như cuộc sống.
Giá trị nhân văn nhất mà các gói bảo hiểm này mang lại không chỉ ở mức phí ưu đãi, các quyền lợi đền bù về thương tật, ốm đau hay thai sản ở tất cả các bệnh viện trên toàn quốc, mà là điều khoản Trợ cấp mất giảm thu nhập. Theo đó, người mua bảo hiểm được trợ cấp đến 12.000.000 đồng trong quá trình nằm viện, một số tiền không nhỏ đối với người lao động tự do, khi tiền lương của họ tính theo ngày công.
Sản phẩm Bảo Hiểm Sức Khỏe của FE CREDIT không chỉ là chỗ dựa vững vàng cả về tinh thần lẫn tài chính cho người lao động, mà còn là giải pháp “chia lửa” với hệ thống y tế công khi san sẻ được rất nhiều áp lực về việc khám chữa bệnh cho người dân. Khi xã hội có thêm nhiều “đốm lửa” như FE CREDIT được thắp lên, bóng tối bệnh tật sẽ dần được đẩy lùi, trong tương lai Việt Nam sẽ sớm hoàn thành mục tiêu “Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và nâng cao phúc lợi cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi.”.