Vay tiêu dùng:“Liệu cơm gắp mắm”

Dịch vụ vay tiêu dùng phát triển nhằm hướng tới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân, khi năng lực tài chính chưa đủ để trang trải. Dịch vụ này cho phép người vay có thể tiêu dùng trước, chi trả sau dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên, để tránh những rủi ro về sau, người tiêu dùng cần cân nhắc, xác định trước khả năng trả nợ rồi mới đặt bút ký kết hợp đồng vay tiêu dùng.

Vay-tieu-dung-Lieu-com-gap-mam-1

Định rõ mục tiêu và khả năng trả nợ

Anh Lê Tuấn Phong cư trú tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết, gia cảnh khó khăn, bấy lâu nay cuộc sống cả nhà chỉ trông chờ vào chiếc xe máy duy nhất anh đang sử dụng để chạy “xe ôm”. Mới đây, cậu con trai anh đã tốt nghiệp đại học cần phải có một chiếc xe riêng để đi làm. Không vay mượn được từ người thân hay bạn bè, vay ngân hàng thì quá khó và phức tạp khi anh không chứng minh được khả năng tài chính, nên vay vốn tín chấp của một công ty tài chính để mua xe máy trả góp là giải pháp khả thi nhất với gia đình anh. Theo hình thức đó, mỗi tháng con trai anh chỉ phải trích khoảng 1,5 triệu đồng từ tiền lương để trả góp. Sau hơn 1 năm, gia đình anh Phong đã trả xong nợ và con anh đã sở hữu được chiếc xe riêng của mình.

Tuy nhiên, trong thực tế không phải ai cũng xác định được mục tiêu một cách rõ ràng và thực hiện mục tiêu đặt ra như gia đình anh Phong. Đã có không ít trường hợp người vay đã không thể trả được nợ do vay quá sức mình hay do tính toán và quản lý chi hàng tháng chưa hợp lý dẫn đến mất khả năng trả nợ.

“Liệu cơm gắp mắm”, có như vậy người vay mới không bị vướng vào rủi ro nợ xấu, hay tệ hơn là các vấn đề kiện tụng. Nhận định điều này, Luật gia Việt Thu đưa ra lời khuyên: Khi vay tiêu dùng, khách hàng cần phải tính toán thật kỹ sự cần thiết của các khoản vay, cũng như khả năng trả nợ của mình hàng tháng. Kế đến, trước khi đặt bút kí hợp đồng vay, người dân cũng cần xem xét kỹ các điều khoản quy định trong hợp đồng, đặc biệt là lãi suất, mức thanh toán, thời gian trả nợ cũng như các loại phí phạt, nếu vi phạm.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng – Ngân hàng Nhà nước cũng cho rằng: Khách hàng cần phải hiểu loại hình vay tiêu dùng của mình là gì? Mình thuộc diện khách hàng chuẩn hay dưới chuẩn? Khoản vay của mình là tín chấp hay thế chấp và vay để làm gì? Có như vậy mới có thể xác định đúng mục đích và nắm rõ trách nhiệm của mình, tránh được những rủi ro không đáng có, và tận dụng được các lợi ích do vay tiêu dùng mang lại.

Giao-duc-ve-tai-chinh-ca-nhan-de-phat-trien-tin-dung-tieu-dung-2

Vay có trách nhiệm và khôn ngoan để tận dụng được hết những lợi ích vay tiêu dùng mang lại.

Để không phải ra tòa

“Người vay cần phải có ý thức và tôn trọng các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng”, đại diện Hội Luật gia TP.Hồ Chí Minh đưa ra lời khuyên: Các tổ chức cho vay cũng đã lường trước được những rủi ro trong thanh toán, vì vậy, mức lãi suất mà các công ty tài chính đưa ra thường cao hơn mức lãi suất cho vay thông thường. Đó cũng là vấn đề mà khách hàng cần phải lưu ý khi thực hiện hợp đồng vay. Quan trọng hơn, khách hàng phải có trách nhiệm với khoản vay, vì nếu thanh toán trễ hạn chắc chắn sẽ bị phạt, thậm chí còn bị kiện đưa ra tòa và có thể bị phạt tù, nếu cố tình chây ì, không thanh toán. Khi đó, tất cả các nguồn thu, tài sản của khách hàng sẽ bị xử lý dùng cho việc trả nợ. Trong một số trường hợp, khách hàng còn bị cơ quan chức năng khởi tố theo Điều 139 Bộ Luật Hình sự với tội danh lừa đảo, chiếm đoạt tài sản nếu ngay từ ban đầu có ý định vay bằng mọi cách rồi không chịu trả nợ.

Vốn vay tiêu dùng được xem như là “chiếc phao” đắc lực cho người dân chưa đủ khả năng tài chính để tiêu dùng như ý và không tiếp cận được các khoản vay ngân hàng. Vậy nhưng, trước khi sử dụng bất kỳ dịch vụ tài chính nào, khách hàng cũng cần phải tính toán kĩ càng thu nhập hàng tháng, sự cần thiết của khoản vay và chỉ vay khi đã đảm bảo đủ khả năng thanh toán và hiểu rõ về quyền lợi, nghĩa vụ của mình. Có như vậy, người dân mới tận dụng được hết những lợi ích vay tiêu dùng mang lại, tránh được những rủi ro, hiểu lầm đáng tiếc và những kiện tụng không đáng có về sau.

Chu-dong-ke-hoach-tai-chinh-nho-vay-tieu-dung-2

Vay tiêu dùng tín chấp khi được sử dụng đúng sẽ góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

Tổng hợp từ E.L

Các tin liên quan

14 giờ trước

KHUYẾN CÁO AN TOÀN KHI SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG

Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, thẻ tín dụng đang ngày càng trở thành phương tiện thanh toán phổ biến nhờ sự tiện lợi và tính an toàn cao hơn so với tiền mặt. Người dùng có thể chủ động kiểm soát và bảo vệ tài sản thông qua các thao tác […]

1 tuần trước

THÔNG BÁO CẬP NHẬT ĐIỀU KHOẢN VÀ ĐIỀU KIỆN CHO VAY TẠI FE CREDIT

Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC (FE CREDIT) trân trọng thông báo về việc cập nhật Điều khoản và Điều kiện cho vay tại FE CREDIT như sau: Điều khoản và Điều kiện cho vay mới của FE CREDIT được áp dụng từ ngày 29/04/2025. Nội dung sửa đổi […]

2 tuần trước

FE CREDIT VÀ OPES “BẮT TAY” CHIẾN LƯỢC, TỐI ƯU GIÁ TRỊ PHỤC VỤ CHO KHÁCH HÀNG

Ngày 18/4/2025, Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC (thương hiệu FE CREDIT) và Công ty Cổ phần Bảo hiểm OPES đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU), đánh dấu một cột mốc mới trong hành trình gắn kết chiến lược giữa hai doanh nghiệp. Sự kiện […]

3 tuần trước

THÔNG BÁO LỊCH HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG VÀ CÁC KÊNH THU HỘ, CHI HỘ DỊP LỄ 30/04 VÀ 01/05

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng Miền Nam 30/04 và Quốc tế Lao động 01/05, FE CREDIT kính chúc Quý Khách hàng có một kỳ nghỉ lễ thật ý nghĩa, tràn đầy niềm vui và hạnh phúc bên gia đình, người thân. Nhằm giúp Quý Khách thuận tiện trong việc quản lý giao dịch […]


Đăng ký email để nhận ngay ưu đãi mới nhất

*
*
*
Khi nhấn “Đăng ký”, bạn đã đồng ý cho FE CREDIT lưu trữ và sử dụng thông tin bao gồm số điện thoại và email để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và chương trình khuyến mãi và chăm sóc khách hàng. Xem chi tiết tại đây

Bạn chọn hình thức vay nào?

GỌI HOTLINE: (028) 35516868

Nhập mã OTP

Vui lòng kiểm tra tin nhắn điện thoại và nhập mã xác nhận

OTP chỉ có hiệu lực trong vòng 5 phút